Gia Lai: Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm tham vấn pháp lý cho Cty Hiếu Phước (đơn vị thành viên Viện IRLIE và Viện IMRIC)

Thứ bảy - 05/08/2023 04:44 0
Tham vấn pháp lý thường xuyên cho cộng động doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (IRLIE) là một trong những hoạt động tư vấn của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp tham gia làm thành viên Viện.

 

Ông Hồ Sư Cần bàn giao hồ sơ vụ việc pháp lý mà Cty TNHH Hiếu Phước đang vướng cho Giám đốc Trung tâm TTLCC Hồ Minh Sơn tại buổi làm việc 

Sáng ngày 05/08/2023, tại TP.HCM – Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã có buổi tiếp, tham vấn pháp lý và tiếp nhận hồ sơ Cty TNHH Hiếu Phước do ông Hồ Sư Cần – Giám đốc, toạ lạc tại tỉnh Gia Lai (đơn vị thành viên Viện IMRIC và Viện IRLIE. Đồng thời, Cty TNHH Hiếu Phước đã thường xuyên đồng hành trong công tác thiện nguyện ở các địa phương cùng Viện.

Hiện nay, thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của các doanh nghiệp ngày càng nhiều nên hoạt động hỗ trợ pháp lý càng ngày càng cần thiết với doanh nghiệp hơn. BGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm đã nhận thấy điều đó cũng đã phát triển dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp lồng ghép triển khai các buổi toạ đàm về truyền thông pháp luật cho doanh nghiệp. Theo đó, Trung tâm sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật tại cơ sở; truyền thông về trợ giúp pháp lý thông qua hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…

Ông Hồ Sư Cần cho biết thời gian qua Cty TNHH Hiếu Phước đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của ngành tư pháp trong tỉnh Gia Lai việc tiếp cận các văn bản hướng dẫn về pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp phải những vấn đề còn khó khăn cần sự giúp đỡ về pháp lý…Vì lẻ đó, doanh nghiệp luôn xem việc tham vấn pháp luật của Trung tâm là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Hôm nay, được giám đốc trung. tâm giải thích và hướng dẫn về quá trình giải quyết các vướng mắc tới đây của doanh nghiệp phải xử sự đúng pháp luật, giúp chúng tôi thấu hiểu thêm vấn đề cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó, tôi nhận thấy hoạt động tư vấn pháp luật của trung tâm không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật. Như vậy, giám đốc trung tâm đã tư vấn còn sử dụng lao động trí óc của mình để đưa ra một lời khuyên, giúp chúng tôi có một định hướng giải quyết đúng đắn.

Có thể thấy, đối với công tác tư vấn pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của người được tư vấn. Vì thế nó đòi hỏi sự phân tích toàn diện, dựa trên những quy định của pháp luật để áp dụng cho tình hình cụ thể của từng khách hàng, từng vụ việc. Tư vấn pháp lý sẽ tạo ra cuộc thỏa thuận giữa luật sư, người có chuyên môn về pháp luật và doanh nghiệp dựa trên một vấn đề pháp lý cụ thể mà các doanh nghiệp hiện đang gặp phải.

Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm Hồ Minh Sơn khẳng định trước khi tham vấn pháp lý cho doanh nghiệp chúng tôi không chỉ nghe, mà phải đọc hồ sơ thật kỷ, cùng các luật sư của trung tâm thảo luận một cách thấu đáo, như trường hợp Cty TNHH Hiếu Phước Gia Lai đang gặp phải. Như vậy, việc sử dụng dịch vụ pháp luật thường xuyên thì tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ chủ động trong mọi việc, có thể có những quyết sách được nhiều vấn đề, rà soát pháp lý, chủ động phát huy mọi thế mạnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát được những rủi ro pháp lý…Cụ thể, đó là sự tư vấn kiểm soát rủi ro pháp lý góp phần kiến tọa thành công từ các quyết sách, kế hoạch quản trị đúng đắn được tham vấn.

Ông Hồ Minh Sơn cho rằng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp luật khi tham gia thành viên của Viện IMRIC và Viện IRLIE chắc chắn doanh nghiệp sẽ được đội ngũ luật sư của trung tâm thường xuyên định hướng những thông tin pháp luật ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ triển khai mọi công việc đúng theo quy định của pháp luật, khai thác một cách tối đa quyền và lợi ích của mình trong khuôn khổ pháp luật đưa ra. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tránh được sự lãng phí là một trong những lợi ích mà doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên được hưởng…

Phân tích thêm, ông Hồ Minh Sơn cho biết nếu doanh nghiệp không thuê một luật sư cố định để tư vấn pháp luật thường xuyên cho công ty mình thì khi xảy ra những rủi ro pháp lý thì họ chắc chắn phải thuê luật sư theo từng vụ, và thông thường chi phí thuê luật sư theo từng vụ nhìn thì có vẻ là chi phí sẽ rẻ hơn. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy, bởi lẽ khi bạn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên thì bạn có thể được tư vấn pháp lý ngay từ đầu từ đó có thể hạn chế rủi ro, còn khi bạn không sử dụng dịch vụ tư vấn thường xuyên thì trong các hoạt động của doanh nghiệp thì rất dễ có những rủi ro, bởi vì hoạt động pháp lý của doanh nghiệp là vô cùng nhiều nên việc gặp phải rủi ro pháp lý là không thể nào tránh khỏi được.

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) hiện có đội ngũ luật sư luôn sát cánh, từ đó cộng đồng doanh nghiệp sẽ không còn quá phải lo lắng khi vướng mắc phải những rủi ro pháp lý khó giải quyết.Người được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm: Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và thông thường phải trả thù lao cho luật sư; Thành viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh…) chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí; Người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: ngoài đối tượng được hưởng chính sách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thực hiện tư vấn pháp luật đối với doanh nghiệp, cá nhân khác khi có yêu cầu và thu phí thấp hơn so với các tổ chức hành nghề luật sư.

Giám đốc Trung tâm TTLCC Hồ Minh Sơn tặng ấn phẩm in tuyên truyền, vấn đáp, trao đổi của các luật sư, tạp chí nhiếp ảnh và đời sống cho ông Hồ Sư Cần khi ông thăm Viện IMRIC và Viện IRLIE

Tin rằng, thông qua buổi gặp mặt, tham vấn pháp lý thì Cty TNHH Hiếu Phước sẽ nắm bắt được các thông tin về trợ giúp pháp lý và các lĩnh vực pháp luật khác, cần lựa chọn nội dung phù hợp…Song song đó, trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với đặc thù từng vùng, tập quán từng địa phương, trình độ dân trí của người dân, làm chuyển biến nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý. Duy trì hoạt động thường xuyên để tiếp nhận các thông tin của người dân và giải đáp các vướng mắc về pháp luật, nhất là thông tin của những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý…

 

Tác giả bài viết:  Văn Hải – Trần Danh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn


ngaymoionline logo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây