Cửa hàng đồ cũ của người đàn ông ở Hà Nội. (Ảnh: Dân Trí)
Căn nhà đồ cũ chất đống lên tận nóc
Báo Dân Trí đã đưa tin về câu chuyện của ông “vua đồ cũ” - Nguyễn Công Nhân (57 tuổi, sống tại Đống Đa, Hà Nội). Căn nhà của ông có diện tích khoảng 300m2, sâu 15m nhưng vì đồ cũ quá nhiều nên phải mang lên tận mái nhà để. Ông chia sẻ: “Mái tôn tuy từ thời bao cấp nhưng bền, chắc chắn và kiên cố, đủ sức chứa khoảng 300 vỏ máy giặt cồng kềnh. Tôi sử dụng dây xích để cố định chúng tránh bị rơi, nhất là những ngày mưa gió”.
Ông Nhân gắn bó với nghề này đã lâu. (Ảnh: Dân Trí)
Người đàn ông bắt đầu làm công việc này từ năm 32 tuổi, khởi đầu bằng sửa chữa điện lạnh, điện tử. Cửa hàng được ông Nhân đặt tên là Vua Đồ Cũ từ những ngày đầu tiên với mục đích chuyên mua đồ cũ, tháo gỡ bán linh kiện điện tử, tái sử dụng những thiết bị còn lại. Ông có 7 nhân viên thực hiện các công việc khác nhau và khẳng định đồ cũ ở cửa hàng mình độc lạ, hiếm có.
Đồ cũ được ông để khắp nơi. (Ảnh: Dân Trí)
Ông nói: “Tôi là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam theo đuổi công việc kinh doanh này. Mỗi ngày, chúng tôi đều tất bật với công việc từ sáng đến tối. Công việc 25 năm qua không có gì mệt mỏi, chỉ hơi bận bịu vì tiếp nhiều khách hàng mỗi ngày. Khó khăn duy nhất là ba căn nhà không đủ để chứa hết các loại thiết bị”.
Người đàn ông này tiết lộ sau khi mua các thiết bị cũ như tủ lạnh, máy giặt sẽ đánh giá sản phẩm nào tốt thì sửa lại và bán giá chỉ từ 1 đến 1,4 triệu đồng. Cửa hàng của ông là địa điểm thường xuyên được sinh viên và người có thu nhập thấp đến tìm mua đồ.
Căn nhà sâu 15m để đồ cũ chật ních. (Ảnh: Dân Trí)
Một người là khách hàng quen của ông Nhân chia sẻ: “Tôi là khách quen 6 năm qua của cửa hàng ông Nhân. Tại đây, có những linh kiện điện tử giá rẻ hoặc trên thị trường hiện không bán. Sau khi mua về, tôi sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm cho khách hàng, thu mức giá rẻ hơn”. Nói về thu nhập mà cửa hàng đạt được, ông Nhân tự hào "khoe" mỗi tháng kiếm tới 100 triệu đồng, cao điểm là 150 triệu đồng.
Đồ chất đầy trên nóc nhà. (Ảnh: Dân Trí)
Mái nhà đầy vỏ máy giặt cũ. (Ảnh: Dân Trí)
Xuất hiện app phế liệu online có lịch thu mua, công khai cả bảng giá
Giám đốc công ty từng đi nhặt phế liệu, khởi nghiệp từ 3,5 triệu đồng
Tuy nhiên, ông khẳng định với báo Dân Trí: “Vẫn chưa là gì so với sức khỏe và chất xám đã bỏ ra. Tôi nghĩ mình có thể kiếm nhiều hơn thế nữa. Công việc tuy đơn giản, nhưng tôi tự hào đã đào tạo ra nhiều thế hệ học viên, đều đã trở thành 'tỷ phú' với mức thu nhập cao”. Công việc này tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng trên thực tế có thể mang tới cuộc sống ổn định. Chia sẻ của ông Nhân khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Ông tự hào vì có nhiều học viên tỷ phú. (Ảnh: Dân Trí)
=>> Xem thêm: Mưu sinh trong nắng gần 40 độ C ở Sài Gòn
Thu gom thứ người ta bỏ đi kiếm 15 triệu đồng mỗi tháng
Chẳng riêng công việc của ông Nhân, có một nghề khác cũng là thu gom đồ cũ kiếm được khoản thu nhập không nhỏ. Dân Việt từng đưa tin về nghề thu mua đồng nát của chị L. (quê Nam Định). Chị làm công việc này đã hơn 10 năm và thường cùng xe đạp len lỏi khắp ngõ hẻm cùng tiếng rao: “Ai đồng nát, sắt vụn bán đi”.
Ngày cuối tuần, chị thường đi qua các khu tập thể, chung cư để gom phế liệu. Tưởng chừng, thu phế liệu là công việc dễ dàng nhưng chị L. cho biết nó không hề đơn giản. Nghề này đòi hỏi người làm phải tinh mắt phân loại đồ nếu không sẽ gặp thứ chẳng thể bán rồi bị lỗ. Có lần, chị L. dọn nhà giúp cho một gia đình và sau khi phân loại, bán được tới 2 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, sau khi trừ các khoản chi tiêu trong gia đình và các con ăn học, vợ chồng chị tiết kiệm được khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng.
Một người thu gom đồng nát. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
=>> Bạn có biết: Cô gái thu tiền triệu mỗi đêm nhờ livestream bán quần áo người đã mất
Nghề nào cũng đều có giá trị riêng của nó nếu chúng ta biết tận dụng. Còn bạn có từng nghĩ những nghề có phần “đặc biệt” này sẽ mang đến nguồn thu khủng như vậy không, hãy chia sẻ ngay nhé.
Link bài gốc:
Ý kiến bạn đọc