Phát triển “Du lịch ẩm thực” Phương Nam tại TP.HCM

Thứ hai - 03/10/2022 04:12 0
Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh với 300 năm lịch sử và có văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng bởi sự hội tụ của nhiều nền văn hóa Đông – Tây khác nhau. Sự đa dạng, phong phú của các món ăn đến từ các nước và các vùng miền của Việt Nam đã tạo nên một bức tranh với nhiều màu sắc văn hóa sinh động mà ít nơi nào có được.

Cũng chính vì lý do đó mà  TP.Hồ Chí Minh đã và đang ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến. Họ đến đây không chỉ đơn thuần là du lịch, vui chơi, giải trí mà còn là dịp để được thưởng thức, trải nghiệm những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam nói chung và ẩm thực vùng đất Phương Nam nói riêng.

damsen 2 1495420431

Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu được xem là một trong những trung tâm kinh tế – văn hóa - du lịch lớn nhất của cả nước; Về phát triển kinh tế du lịch thì du lịch ẩm thực được xem là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống các sản phẩm du lịch; là một trong những sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, góp phần không nhỏ trong công tác “bảo tồn, gìn giữ và phát huy” những giá trị văn hóa Việt Nam và văn hóa bản địa.

Tầm quan trọng của “văn hóa ẩm thực” trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Nga, P. Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam -  PGĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam chia sẻ chia sẻ: Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch trong chuyến đi, trung bình một khách du lịch chi khoảng 1/3 ngân sách chuyến đi cho việc việc ăn uống. Cũng theo dự báo của tổ chức này đến năm 2030, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đứng đầu trên thế giới về khách quốc tế với 535 triệu lượt.Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người biết đến là nơi hội tụ những tinh hoa về văn hóa ẩm thực đến từ các nước và cả những nét riêng của ẩm thực Việt. Kênh Truyền hình CNN (Mỹ) từng đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là “kinh đô của ẩm thực Việt Nam” và nằm trong top 23 thành phố có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Năm 2019, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26 dành cho khu vực châu Á và châu Đại Dương, Việt Nam lần đầu được vinh danh ở hạng mục điểm đến hàng đầu châu Á.”

z2914484688290 bf45e56973c3b51b1e85e5b8efa0898f

Bà Nguyễn Thị Nga, P. Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam -  PGĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam

Du lịch ẩm thực ngày nay đã trở thành một loại hình du lịch được phổ biến trên toàn cầu cùng với các loại hình du lịch khác. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những sáng kiến ​​nhằm quảng bá, tiếp thị khách du lịch bằng nhiều mô hình giao lưu “văn hóa ẩm thực” khác nhau, và đã gặt hái được nhiều thành công. Thường thì mục đích của du khách khi đến các nước vẫn là: Đi tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, và điều hiển nhiên không thể thiếu đó là ăn uống (ẩm thực), khám phá các “nét” ẩm thực, các món ăn “đặc trưng, đặc sắc” của nước sở tại. Đó là điều thích thú và là sự trải nghiệm đáng nhớ của hầu hết du khách.

Ngày nay, khách du lịch ngày càng quan tâm và hướng tới những giá trị mới nhưng được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo). Du khách quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại các điểm đến, và chắc chắn sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến đó đem lại nhiều điều trải nghiệm thú vị. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang lên núi, hoặc xuống khu vực đồng bằng để nghỉ dưỡng, để sống hòa nhịp cùng người dân, homestay trải nghiệm văn hóa bản địa...Sự tồn tại và phát triển của du lịch ẩm thực (gastronomic tourism, food tourism hay culinary tourism) với tư cách là một loại hình du lịch đã được đề cập đến trong nhiều đề tài nghiên cứu về văn hóa, du lịch của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia.

Ẩm thực hay nói cách khác là việc ăn uống; là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của tất cà các du khác trong mỗi chuyến đi; là một trong những dịch vụ quan trọng đi cùng với các dịch vụ khác như lưu trú, vận chuyển, vui chơi, giải trí…Làm sao để ẩm thực không chỉ là để đáp ứng nhu cầu cơ bản “ăn uống” của tất cả du khách trong mỗi chuyến đi; làm sao để trở thành mục đích của chuyến đi, để du khách trong nước và quốc tế “khám phá” thích thú trải nghiệm sự hấp dẫn của nó tại từng vùng, từng miền nơi mình đến. Đó là cả một câu chuyện mang tính “nghệ thuật” và rất cần sự kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa các cấp, các ngành quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị tổ chức tour, những cơ sở du lịch, các điểm đến phải tổ chức làm sao để đủ sức thu hút và giữ chân được du khách, và đặc biệt là nhiều hơn nữa các chương trình kích cầu du lịch quốc tế và nội địa, đặc biệt là du lịch ẩm thực để tạo sức hút mạnh hơn, sâu rộng hơn…cho nên ai có liên quan cần phải làm một cách chuyên nghiệp.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng đã nhận định du lịch ẩm thực là một trong những lợi thế riêng sẵn có của mỗi quốc gia, là yếu tố chiến lược, là động lực quan trọng để phát triển du lịch. Việc kết hợp ẩm thực và du lịch sẽ tạo cơ hội lớn cho việc phát triển và quảng bá du lịch. Chính vì vậy, ẩm thực có vai trò quan trọng để nâng cao hình ảnh của một địa phương, qua đó xây dựng được thương hiệu về văn hóa ẩm thực đặc trưng của từng vùng, từng miền và điều này sẽ tạo được một thương hiệu, một điểm đến du lịch nổi bật của mỗi quốc gia qua văn hóa ẩm thực của nước đó.

Một số nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến du khách cho thấy; Du khách rất thích thú tìm kiếm, trải nghiệm các món ăn độc đáo tại nơi mình đến và khi về lại nước mình thì hay nhắc nhớ về nó…Nhiều nước trên thế giới đã làm rất tốt hoạt động này như: Hướng dẫn du khách đến các lễ hội ẩm thực, hội chợ triển lãm, hay một khu trung tâm trưng bày, giới thiệu về văn hóa ẩm thực của nước mình. Sau đó tổ chức đưa du khách đi đến các điểm sản xuất, chế biến món ăn, các nhà hàng hoặc những điểm đến tại địa phương nơi hình thành ra món ăn đặc sản đó, để du khách có thể tự mình được nếm, được trải nghiệm thực tế theo kiểu “tai nghe, mắt thấy”…

Cần có những “đột phá” sâu rộng khi tổ chức các sự kiện văn hóa ẩm thực, giới thiệu các món ăn của vùng đất Phương Nam (ĐBSCL) lên một tầm cao mới.

11 3 dl2

Nói về ẩm thực thì TP. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ đủ cả các món ăn món Âu – Á  như Hoa, Hàn, Nhật, Thái, Sing…bước ra đường là có ngay và những nhà hàng bán các món ăn Âu – Á, trong đó những nhà hàng mang “thương hiệu nước ngoài” còn liên kết, tập trung lại thành những khu phố ẩm thực rất đồ sộ và hoành tráng. Nhưng nói đến “ẩm thực Việt” mang phong cách thuần túy Việt Nam thì tại TP.HCM hiện nay chưa có những “khu phố” hay Trung tâm ẩm thực nào nổi bật; chưa có những nơi tập trung đầy đủ tất cả các món ăn đến từ các vùng miền Việt Nam, hay những khu ẩm thực mang nét riêng của vùng ĐBSCL. Nếu có thì hầu hết là quy mô nhỏ lẻ, nằm rải rác các quận, huyện.

Nhiều năm nay các đơn vị ngành du lịch, tổ chức được nhiều phiên chợ, hội chợ và Lễ hội để giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Một trong những sự kiện lớn về ẩm thực được xây dựng khá thành công đó là “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam” Sở Du lịch TP.HCM, Hiệp hội Du lịch TP.HCM; Cục Công tác phía Nam – Bộ VHTT DL (nay là Văn phòng đại diện) và các đơn vị ngành du lịch phối hợp thực hiện được tổ chức định kỳ hằng năm; Mục đích của sự kiện là giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước các giá trị văn hóa ẩm thực của Việt Nam nói chung, và của vùng đất Phương Nam nói riêng; sự kiện này cũng là dịp để các đơn vị thể hiện thế mạnh sản phẩm ẩm thực của đơn vị khi giới thiệu các món ăn đặc trưng, truyền thống của địa phương, nét đặc trưng tiêu biểu vùng miền kết hợp với sử dụng nguyên liệu, cách chế biến, trình bày, thuyết minh ý nghĩa món ăn…với du khách, thực khách tham quan. Vì vậy, sau nhiều lần tổ chức “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam” đã gây được sức hút mạnh mẽ cho cộng đồng trong và ngoài nước đến để khám phá, thưởng thức, trải nghiệm

Bên cạnh đó cũng có nhiều sự kiện khác như hội chợ, chợ phiên hay Lễ hội ẩm thực được thực hiện không chuyên nghiệp, theo kiểu “lẩu thập cẩm”. Tại các sự kiện này thì du khách, người đến tham dự sẽ thấy có hàng trăm món ăn Âu – Á khác nhau,..Vì vậy du khách khi đến tham quan sẽ như lạc vào “ma trận” của thông tin. Cũng tại đây, các món ăn của Việt Nam đã bị “lép vế” với những món ăn của các nước khác (vì không được chú trong đầu tư xây dựng hình ảnh); các đầu bếp khi chế biến các món ăn, đặc sản Việt thì chưa chú trọng vào khâu sắp xếp, trình bày thì sơ sài, nhìn “không hấp dẫn” nên không tạo được ấn tượng để thu hút thực khác. Bởi rằng đứng trên góc độ của du khách, việc quyết định sẽ đến một nơi nào để ăn uống, hay tham dự, trải nghiệm một sự kiện ẩm thực, có những lý do nữa là “đồ ăn ở đó trông như thế nào? có bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không”? có khoái khẩu không ?. Điều này bao hàm cả 4 yếu tố “ăn bằng mắt, ăn bằng tai, ăn bằng tay cuối cùng ăn bằng miệng” - 4 việc này cần phải được tổ chức một cách đồng bộ và chuyên nghiệp.

Vì những lý do là Ban tổ chức không coi trọng “linh hồn” của khu ẩm thực là các đầu bếp; phải nuôi dưỡng, học hành nghiệp vụ không chỉ làm đầu bếp đơn thuần mà còn các kỹ năng, nghiệp vụ khác một cách bài bản để nâng cao sự sáng tạo (bếp ăn bằng mắt, bằng tai, bằng tay, sau đó mới sản xuất chế biến, gia vị ra món ăn bằng miệng); một số nơi BTC chỉ chú trọng thu hút bằng các chương trình ca nhạc tạp kỷ, mua sắm, bán nước giải khát là quan trọng, họ quên mất rằng du lịch là con người đi du lịch. Trong đó nhu cầu “Ăn uống là một phần thiết yếu và không thể thiếu của “Người đi du lịch”. Kỷ lục gia thế giới - Tiến sĩ Mộc Quế nói.

Có hay chăng ta tại TP.HCM nơi điểm đến du lịch chủ đầu tư khu ẩm thực đúng mức độ khách tiêu xài tổ chức nhiều sự kiện như “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam” hơn nữa, xây dựng các khu chợ đêm, các Trung tâm ẩm thực (theo tiêu chuẩn, tiêu chí đã thống nhất), thường xuyên tổ chức các các lễ hội, hội chợ chỉ chuyên biệt là giới thiệu, quảng bá về văn hóa ẩm thực Việt được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau từ dân giã đồng quê cho đến những món đươc chế biến cầu kỳ, bắt mắt, đa dạng, phong phú các loại món để du khách được “nếm thử, dùng thử” và trải nghiệm. Các khu chợ đêm, trung tâm ẩm thực này ta phải tổ chức định kỳ, mang tính lâu dài và bền vững. Không chỉ làm theo kiểu cuốn chiếu, kiểu “thả nổi” và buông lỏng quản lý, làm theo kiểu phong trào được ít hôm rồi đầu rồi nhưng hôm sau phó mặc cho các đơn vị khác muốn làm gì tùy thích theo kiểu “thượng vàng hạ cám”; hay chỉ mở ra những Hội chợ ẩm thực, những sự kiện với những cái tên rất “kêu” nhưng mục đích chỉ để cho thuê gian hàng còn các đơn vị tự thực hiện ra sao cũng được…

Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã xây dựng được “thương hiệu ẩm thực” cho các món ăn và gắn cái tên địa phương mình như "Cơm tấm Sài Gòn" hay "Phở Sài Gòn"; “Bánh mì Sai Gòn”…những thương hiệu này đã nổi tiếng từ Nam ra Bắc và du khách quốc tế. Các món ở vùng ĐBSCL từ lâu đã được nhiều người biết đến như: Hủ tiếu Mỹ Tho, Bún cá Châu Đốc, Lẩu mắm Cần Thơ, Bánh pía Sóc Trăng…Các loại đặc sản khác như: Mắm,  Khô,  Canh chua cá lóc, Thịt chuột, Cá linh,  Đuông (đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng). Các món ăn đặc sản này đã được nhiều người ưa chuộng và gắn liền với thương hiệu địa phương từ rất lâu. Vì vậy, việc chọn ra một vài món ăn tiêu biểu của vùng ĐBSCL để giới thiệu và quảng bá tập trung tại TP HCM để tạo dấu ấn cho “món ăn đặc sản ĐBSCL” là hết sức cần thiết. Do đó, cần phải có một kế hoạch tổng thể và được đầu tư bài bản như; thành lập các nhóm chuyên gia, tổ chức phát triển du lịch, âm thực chuyên nghiệp, có kế hoạch và lộ trình xây dựng thương hiệu một cách bài bản; xây dựng, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực gắn liền với các điểm đến; xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch ẩm thực; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực và sử dụng ẩm thực; “phối hợp với các nghệ nhân ẩm thực, các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến ẩm thực…để hình thành ra một hệ sinh thái “du lịch ẩm thực sức khỏe” mang một sắc thái mới, diện mạo mới, đồng thời tạo được ra một chuỗi giá trị đồng bộ theo những kế hoạch đã được hoạch định từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, từ những hành động thiết thực và đồng bộ này ta sẽ xây dựng và phát huy tốt được vai trò, trách nhiệm về “bảo tồn, gìn giữ và phát huy” những giá trị về văn hóa dân tộc, văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng ĐBSCL cũng như tất cả các vùng miền khác của Việt Nam.

Kỷ lục gia thế giới – TS Mộc Quế dự báo: Sau đại dịch covid-19 qua đi, du khách lựa chọn du lịch sức khỏe là ưu tiên, trong đó ẩm thực sức khỏe và “món ăn - bài thuốc” sẽ là “hot” nhất”, là lựa chọn hàng đầu của du khách.

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn


ngaymoionline logo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây