Theo đó, trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần 1 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Ẩm thực Việt Nam cùng Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, đã phối hợp thực hiện chế biến cùng lúc các món ăn từ Sen, phục vụ cho hoạt động “Công diễn 200 món ăn từ Sen” và tham gia “Xác lập kỷ lục Việt Nam và Thế giới 200 món ăn từ Sen” cho UBND tỉnh Đồng Tháp.
Nghệ nhân Ẩm thực Nguyễn Thị Nga - PGĐ Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Ẩm thực Việt Nam, người khởi xướng Hội thi ẩm thực với các món ăn được chế biến từ Sen cùng lúc nhiều nhất, cho biết: Để phục vụ cho buổi công diễn và xác lập kỷ lục này, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Ẩm thực Việt Nam cùng Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn đã bố trí 60 nhân sự, là các nghệ nhân ẩm thực và đầu bếp chuyên nghiệp cùng tham gia sự kiện. Danh sách 200 món ăn cũng đã được gửi về Ban tổ chức lễ hội trước sự kiện.
Các đầu bếp và nghệ nhân ẩm thực tham gia chương trình.
Các nhân sự được phân bổ thành: 01 ban tổ chức, điều hành (5 người); 01 ban giám sát (5 người) và 10 đội trực tiếp chế biến (mỗi đội 5 người, gồm 01 đội trưởng và 4 thành viên).
Danh sách 200 món ăn cũng được chia thành từng nhóm thực phẩm khác nhau gồm: 30 món thuộc nhóm “Cơm, cháo, súp, canh”; 27 món thuộc nhóm “Gỏi, trộn”; 18 món thuộc nhóm “Nấu, hầm, tiềm, um”; 4 món hấp; 2 món kho; 22 món xào; 5 món chiên, 3 món nướng; 3 món lẩu; 6 món dưa chua; 24 món chay; 19 món bánh; 27 món “xôi, chè, mứt, kẹo”; 10 loại thức uống.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới có sự kiện chế biến cùng lúc 200 món ăn từ Sen.
200 món ăn từ Sen được các đầu bếp tỉ mỉ chế biến và trưng bày trên mô hình hoa sen khổng lồ.
200 món ăn đã được trưng bày trên mô hình hoa sen khổng lồ, gồm nhụy Sen và 10 cánh hoa. Phần nhụy Sen đã bày trí 30 món. 10 cánh hoa, mỗi cánh bố trí 17 món, phù hợp theo mô hình hoa ăn khổng lồ.
Buổi công diễn cũng có sự xuất hiện của món Chả giò Sen Đồng Tháp - Món ăn đã đoạt giải nhất trong “Lễ xác lập kỷ lục Việt Nam về Sự kiện chế biến và công diễn 63 món ăn - đặc sản tiêu biểu của 63 tỉnh, thành và tạo mô hình bản đồ ẩm thực Việt Nam đầu tiên”, do Trường Đại học Hoa Sen phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam, cùng Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, phối hợp tổ chức.
Các nghệ nhân ẩm thực và đầu bếp chuyên nghiệp chụp hình lưu miện cùng món Chả giò Sen Đồng Tháp - Món ăn vừa đạt giải nhất tại sự kiện xác lập kỷ lục 63 món ăn trong bản đồ ẩm thực Việt Nam.
Nghệ nhân Ẩm thực Nguyễn Thị Nga (thứ 4 từ trái qua) là người khởi xướng Hội thi ẩm thực với các món ăn được chế biến từ Sen cùng lúc nhiều nhất.
“Đây là lần đầu tiên mà Việt Nam có buổi công diễn, chế biến cùng lúc 200 món ăn từ Sen, cho nên công tác chuẩn bị của chúng tôi được thực hiện từ rất sớm, cũng rất kỹ càng. 200 món ăn từ sen này cũng đã được chúng tôi phục vụ miễn phí cho các đại biểu cùng du khách tham gia buổi công diễn. Việc này vừa để tránh lãng phí thức ăn, vừa giúp du khách cảm nhận rõ hơn về hương vị của các thực phẩm được chế biến từ Sen, từ đó đưa các món ăn này vào sử dụng trong cuộc sống hàng ngày”.
Các quan khách tham gia sự kiện đều được BTC chương trình mời thưởng thức các món ăn từ Sen.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận Bằng “Xác lập kỷ lục thế giới, tỉnh Đồng Tháp - nơi tổ chức sự kiện chế biến và công diễn các món ăn được làm từ sen nhiều nhất thế giới”.
Cũng theo bà Nga, UBND tỉnh Đồng Tháp chính là đơn vị đứng tên trên bảng công nhận “Xác lập kỷ lục Việt Nam và Thế giới 200 món ăn từ Sen”. Điều này nhằm giúp nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản, ẩm thực, quà tặng từ Sen, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương, thu hút du khách đến tham quan du lịch. Đồng thời cũng góp phần tôn vinh những người trồng sen, nâng cao chất lượng đời sống cũng như thu nhập cho bà con quê hương vùng “Đất Sen Hồng” này.
Được biết Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Ẩm thực Việt Nam được thành lập vào tháng 11/2016, với mục đích xây dựng và tổ chức các chuyên đề nghiên cứu đối với một số món ăn đặc trưng của Việt Nam, từ đó giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế. Trung Tâm cũng sẽ phụ trách sưu tầm, khôi phục, cũng như tiếp tục duy trì và phát triển các món ăn, thức uống đã thất truyền, các lễ hội ẩm thực dân gian, các làng nghề truyền thống và thúc đẩy việc chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực ẩm thực tại Việt Nam.
Link bài gốc:
Ý kiến bạn đọc