Tham dự triển lãm có NSNA Lê Xuân Thăng – nguyên Phó Chủ tịch Hội NSNAVN; NSNA Đoàn Hoài Trung – Chủ tịch Hội NSNA TP.HCM; NSNA Nguyễn Hồng Nga – Phó Chủ tịch Hội NSNA TP.HCM; Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan đại diện phía Nam); cùng dự có đông đảo các NSNA tại TP.HCM; đông đảo du khách đến tham quan và tham gia buổi đấu giá; các cơ quan thông tấn báo chí…
Triển lãm trưng bày 66 bức ảnh nghệ thuật về sen đánh dấu tuổi 66 của tác giả và cũng là dịp kỷ niệm 30 năm cầm máy ảnh của tác giả. Đến với nhiếp ảnh, mỗi người một con đường. Với nhiều người, nhiếp ảnh xuất phát từ niềm đam mê cháy bỏng nhưng với không ít người, nhiếp ảnh là kế sinh nhai và cao hơn nữa, nhiếp ảnh lại chính là con đường để dẫn dắt ai đó trở về với cuộc sống lương thiện.
Trong số rất ít đó có nhiếp ảnh gia Thành Xuân Anh bắt đầu đến với nhiếp ảnh khi anh đã 34 tuổi. Tuổi không còn trẻ, anh bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh bằng cách nghiêm túc ngồi vào ghế theo học khóa 1 nhiếp ảnh tại Hội nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 chỉ hai tháng sau khi rời … cánh cổng nhà tù.
Trong lịch sử giới nhiếp ảnh nước ta, từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, trường hợp như anh có lẽ chỉ có một. Trong khi không ít người sau khi rời cánh cổng nhà tù rồi “ngựa quen lối cũ” chỉ một thời gian ngắn sau lại nhanh chóng quay lại nơi đó thì anh đã chọn nhiếp ảnh làm kế sinh nhai và cũng để hoàn lương vì anh nhận thấy nhiếp ảnh là công việc có thể giúp anh có thể sống được và trở thành người lương thiện. Khả năng đưa con người trở nên lương thiện của nhiếp ảnh không mấy ai nói đến nhưng Thành Xuân Anh đã nhận ra để dấn thân theo đuổi đến hôm nay. Có lẽ sự đối diện của ống kính trước cuộc sống dễ làm cho người cầm máy phân biệt phải trái cũng như khả năng nhận diện, tìm tòi cái đẹp trong cuộc sống. Nhiếp ảnh có thể từng bước dẫn dắt con người xa rời cái xấu, cái ác để đến với cái tốt, đến với những giá trị chân thiện mỹ. Nhiếp ảnh thực tế đã sở hữu một “sức mạnh mềm” có khả năng thay đổi cả một con người.
Cái hay của Thành Xuân Anh là sau hơn 30 năm cầm máy, nhiếp ảnh không còn là phương tiện kiếm sống hay theo đuổi đam mê đơn thuần mà là cách để anh làm từ thiện. Hơn một chục cuộc triển lãm về mẹ, về sen của anh được tổ chức những năm vừa qua cũng vì một mục đích – từ thiện. Làm từ thiện với Xuân Anh như một cách chuộc lại phần nào lỗi lầm của mình, như một cách tu nhân tích đức, như một cách thể hiện sự biết ơn đối với cuộc sống. Ý nghĩa và mục đích những cuộc triển lãm của Xuân Anh thật đẹp nhưng tài năng sử dụng ánh sáng trong những tấm ảnh chụp sen của anh đã làm sen trở nên lung linh hơn, huyền ảo hơn. Ngoài ý nghĩa, ngoài đời đã đẹp nhưng sen thật sự đẹp hơn trong những tấm ảnh do Xuân Anh chụp. Ngắm nhìn những tấm ảnh, có thể bạn sẽ thấy sen đẹp đến ngỡ ngàng.
Lấy cảm hứng và nỗi niềm đau đấu về tình yêu thương của Mẹ, nhiếp ảnh gia Thành Xuân Anh đã lấy hoa sen để trao tâm tư của mình, vì anh cho rằng những cánh sen như vòng tay của người mẹ che chở cho các con của mình. Thật ý nghĩa khi Thành Xuân Anh lồng ý hay, nét đẹp của “Lòng mẹ”, “Sen” gắng liền với từ thiện. Mỗi cuộc triển lãm ảnh của anh đều gắn với một mục đích cụ thể và lần này, cuộc triển lãm ảnh gắn với nhiếp ảnh mà địa chỉ cụ thể là góp phần tạo dựng quỹ phát triển nhiếp ảnh mang tên Lâm Tấn Tài.
Dịp này, Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh cũng ra mắt quỹ hoạt động nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài. Mục đích quỹ hoạt động nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài được sử dụng: trao giải thưởng ảnh nghệ thuật trắng đen mang tên Lâm Tấn Tài hàng năm, hỗ trợ các hội viên khó khăn, trao học bổng cho các cháu con em hội viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động đẩy mạnh phong trào nhiếp ảnh thành phố.
Cũng dịp này, nhiếp ảnh gia Thành Xuân Anh đã tổ chức đấu giá 7 bức ảnh để gây quỹ từ thiện Lâm Tấn Tài. Tại triễn lãm đã đấu giá 7 bức ảnh thu về 142.000.000VND. Trog đó, đấu giá 107.000.000VND và không qua đấu giá 35.000.000VND.
(Bài được xuất bản trên Tc in Thương trường và Doanh nghiệp số T5/2022)
Link bài gốc:
Ý kiến bạn đọc